Skip to content

3 sai lầm về cách tiết kiệm điện cho đồ điện lạnh

1397 lượt đọc
Sử dụng các thiết bị điện hợp lý chính là cách tiết kiệm điện cho đồ điện lạnh của gia đình. Nhiều người vẫn đang có thói quen dùng đồ điện không đúng cách.

tiết kiệm điện cho đồ điện lạnh

Tiết kiệm điện cho đồ điện lạnh

Sai lầm 1: Bật bình nóng lạnh cả ngày vì bình có chức năng tự ngắt điện khi quá nhiệt

Đúng là rơ le nhiệt trong bình nóng lạnh có tác dụng tự ngắt khi nước đủ nóng, nhưng cũng tự động đóng điện cho thanh đun nếu nhiệt độ nước trong bình xuống thấp. Thêm nữa, việc cắm điện suốt 24/24 giờ làm cho dây may so nhanh hỏng vì phải hoạt động nhiều dễ quá tải, cháy nổ. Đây là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bình nóng lạnh bị rò điện. Vì vậy chỉ nên bật bình nóng lạnh trong vòng 10-20 phút và phải tắt nguồn điện trước khi sử dụng.

Sai lầm 2: Ngắt điện tủ lạnh hoàn toàn vào mùa đông để tiết kiệm điện do không có nhu cầu sử dụng

Nếu thời gian ngừng sử dụng quá lâu, giàn nóng và giàn lạnh bên trong tủ lạnh do không được làm việc thường xuyên, không được sấy sẽ dẫn đến bị oxy hóa. Hậu quả là tủ lạnh mất lạnh, thủng giàn… Vì vậy nên bảo quản tủ bằng cách vệ sinh sạch sẽ. Cách chừng 15-30 ngày, cắm điện để vận hành tủ lạnh trong vài tiếng đồng hồ.

Sai lầm 3: Luôn giữ các thiết bị ở chế độ standby (chế độ chờ) để không mất công chờ đợi thiết bị khởi động lại

Theo nhiều số liệu đo đạc, ở trong trạng thái standby, các thiết bị vẫn tiêu thụ điện xấp xỉ như khi nó đang hoạt động (khoảng 80-90%). Ví dụ như ti vi, đầu video, máy vi tính,… vẫn tiêu thụ một lượng điện năng dự phòng vào khoảng 4-10 watt. Chỉ cần cộng hết các công suất tiêu thụ điện ở chế độ chờ trong gia đình thì có thể mất vài chục watt mỗi ngày. Hơn nữa, nếu nguồn điện không ổn định, có thể gây chập cháy các thiết bị điện... Vì vậy nên tắt hẳn các thiết bị khi không sử dụng, không để ở chế độ chờ (standby).

Nguồn danviet

5 bầu chọn /trung bình: 4