Skip to content

Tự bảo trì máy điều hòa không khí tại nhà

717 lượt đọc
Bạn cần kiểm tra, bảo trì máy điều hòa không khí của gia đình hàng năm giúp đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng tránh bụi bậm hay hiện tượng chập mạch điện.

Sau đây là một số bước hướng dẫn bạn tự kiểm tra, bảo trì máy điều hòa của mình:

1. Làm sạch lưới lọc bên trong dàn lạnh:

Thông thường, 2 đến 3 tuần phải rửa sạch 1 lần, cách rửa như sau:

Tháo náp mặt ngoài của máy, rút lưới lọc ra, để lưới lọc ở dưới máy nước và phun rửa sạch, lưới lọc làm bằng nilông, không được dùng nước nóng (trên 40oC) để rửa, và không được sấy (rửa nước nóng và sấy sẽ bị biến dạng, hỏng). Vẩy khô nước rồi cắm vào mặt máy lắp lại.

Chú ý: nên phun nước rửa từ mặt phải sang mặt trái của lưới lọc để bụi bẩn trôi đi hết nhanh hơn.

2. Bảo vệ tốt phiến toả nhiệt của bộ ngừng toả lạnh và bộ toả nhiệt.

Các phiến toả nhiệt ấy làm bằng nhôm 0,15mm lồng vào ống đồng. Nó rất mỏng nên không chịu được sự va chạm. Nếu các phiến nhôm ấy bị hỏng, bẹp thì hiệu quả toả nhiệt sẽ kém đi, gây ảnh hưởng đến hiệu quả làm lạnh, do đó cần chú ý bảo vệ.

3. Bảo vệ hệ thống làm lạnh của điều hòa

Bên trong hệ thống làm lạnh chứa đầy chất ga làm lạnh, nếu làm hỏng các linh kiện, hoặc ống dấn mà hệ thống làm lạnh gây rò rỉ ga làm lạnh thì máy điều hoà không thể làm lạnh được.

Bảo trì máy điều hòa theo định kỳ

Nếu quá trình kiểm tra mà thấy có lỗi này phải mua phụ tùng thay thế cho các linh kiện bị hỏng.

4. Phải sử dụng cầu chì (hoặc áp tô mát) đúng quy cách theo chỉ tiêu kỹ thuật đã ghi trong thuyết minh kỹ thuật của máy điều hòa

5. Sau khi tắt máy phải đợi 2 phút sau mới được mở máy

Nếu chưa đủ 2 phút đã mở máy điều hòa thì sự thăng bằng áp lực của hệ thống chưa đạt yêu cầu. Nếu lúc ấy khởi động máy thì máy không hoạt động, dòng điện tăng lên rất lớn, sẽ cháy cầu chì hoặc nhẩy áp tô mát, hại máy hoặc hỏng máy điều hoà nhiệt độ. Lỗi này thường xuyên gặp vì ít khi người sử dụng nắm được thông tin này mặc dù nó rất đơn giản.

6. Tìm nguyên nhân máy điều hòa lâu làm lạnh:

Về mùa hè sau khi máy hoạt động nhiệt độ sẽ phải hạ xuống nhanh (dưới 30oC). Nếu sau một lúc lâu mà nhiệt độ không hạ xuống (dưới 30oC) như vậy máy sẽ chạy lâu và quá tải dễ phát sinh sự cố và tuổi thọ máy sẽ giảm. Vì vậy trong trường hợp này phải tìm ra nguyên nhân vì sao máy điều hòa chạy lâu mà phòng không hạ nhiệt độ, sửa chữa loại trừ nguyên nhân gây ra hiện tượng trên rồi mới sử dụng.

7. Chú ý phòng chống ẩm các mạch điện:

Mạch điện phải luôn trong tình trạng khô ráo không ẩm ướt, không bị rò điện, không bị mốc mục. Do đó bạn cần kiểm tra mỗi khi vào mùa nóng hoặc mùa mưa ẩm thấp.

8. Kiểm tra phích cắm điện và ổ cắm điện:

Bạn phải đảm bảo ổ điện cũng như phích cắm phải chắc, không lỏng lẻo, vỡ dập để tránh sự cố chập cháy rất nguy hiểm.

9. Lưu ý khi máy điều hòa phát ra âm thanh lạ:

Phải chú ý đến những âm thanh lạ phát ra từ máy điều hoà như tiếng va đập lạch cạch, tiếng kêu của động cơ có điện hoặc vỏ máy rung động… phải lập tức ngừng máy tìm nguyên nhân, không dùng cố, khi có tiếng lạ phát ra, tránh để máy hỏng nặng thêm. Đây có thể là dấu hiệu của nhiều sự cố kỹ thuật xảy ra bên trong máy và bạn phải gọi đến các chuyên gia trong vấn đề này để xử lý kịp thời.

10. Định kỳ 6 tháng/lần quét bụi bẩn bên ngoài máy điều hòa:

Bạn dùng chổi lông mềm quét bộ phận bên ngoài 1 lần cho hết bụi bẩn. Mỗi năm cho dầu mỡ ổ trục quạt gió 1 lần. Bộ làm lạnh không cần xử lý chỉ cần chải quét bụi bẩn bên ngoài. Đây là việc rất dễ thực hiện mà lại khiến cho thiết bị bền hơn và môi trường sạch hơn.

1 bầu chọn /trung bình: 5