Theo nhận định ban đầu, nhiều khả năng bình nóng lạnh bị rò điện, truyền theo đường nước ra vòi tắm đã gây ra tai nạn thương tâm trên.
Những vụ tai nạn chết người do dò điện bình nóng lạnh
Trước đó, cuối năm 2008, tại một khách sạn ở Tran Duy Hung, Hà Nội cũng say ra vụ tai nạn chết người do dò điện bình nóng lạnh mà nạn nhân là người nước ngoài. Rất nhiều người cho rằng, vì bình nóng lạnh đã có role ngắt điện nên yên tâm cắm điện cả ngày, kể cả trong lúc tắm mà không biết đó là nguyên nhân khiến thiết bị có có thể bị quá tải và gây nguy hiểm.
Ông Trần Văn Thinh, trưởng bộ môn Thiết bị điện - Điện tử, ĐHBK Ha Noi cho biết, nguyên lý hoạt động của bình nóng lạnh giống như chiếc ấm đun nước bằng Theo ông Thinh những tai nạn trên thường xảy ra khi bình có hiện tượng bị rò điện: Do dây điện trở chạm vỏ bên ngoài khiên điện bị rò ra vỏ rồi truyền vào nước.Lý do dẫn đến hiện tượng dò điện có thể do lỗi của nhà sản xuất hoặc do bình sử dụng đã lâu khiến lớn vỏ của dây dẫn bị nứt, nước thấm vào bên trong nên nhiễm điện.
Để sử dụng bình nước nóng an toàn, ông có lưu ý người dân:
- Lựa chọn bình nóng lạnh của các nhà sản xuất uy tín. Khi nối điện cho bình nóng lạnh cần nối đủ 3 dây, trong đó có 2 dây nối vào nguồn điện và 1 dây nối đất để bảo vệ chống rò điện.Thường các loại bình nóng lạnh nhập từ nước ngoài về đều được chế tạo có đầy đủ 3 dây này. Tuy nhiên đa số người tiêu dung lại bỏ dây nối đất vì nghĩ không cần thiết.
- Sử dụng thiết bị (Aptomat) chống rò, thiết bị này sẽ tự động cắt điện nêý có sự cố dò điện ra vỏ
- Thường xuyên kiểm tra xem thiết bị điện trong nhà có bị dò điện không bằng cach sử dụng bút thử. Nếu phát hiện có điện thì cần cắt toàn bộ hệ thống điện trong nhà rồi đóng từng thiết bị một xem chỗ nào gây lỗi. Nếu phát hiện có rò điện thì cần khắc phục sửa chữa ngay.
- Đun nước nóng đủ dung rồi tắt bình nóng lạnh
Theo Kinh te Do thi