Vệ sinh tủ lạnh thường xuyên nhằm kéo dài thời gian bảo quản cho thực phẩm, đảm bảo đồ ăn không bị nhiễm khuẩn chéo.
Trước khi tiến hành các bước vệ sinh chính cho tủ lạnh bạn phải chú ý những bước sau:
- Tháo dây cắm điện
- Bỏ hết thực phẩm ra ngoài
- Tháo toàn bộ khay nhựa ra khỏi tủ lạnh
Sau khi tủ lạnh đã trống bạn mở cửa tủ để khí lạnh bay hơi nhanh, đá hay tuyết bị đóng lại trong tủ tan chảy hết giúp quá trình vệ sinh dễ dàng hơn. Trong khi đợi tủ "nguội" bạn chuẩn bị những dụng cụ sau:
- Giẻ lau sạch hoặc miếng bọt biển
- Dung dịch dấm, baking soda (hòa baking soda với nước ấm) hoặc dùng nước rửa bát pha loãng với nước ấm
Tiến hành vệ sinh tủ lạnh
- Bộ khay nhựa:
Bộ khay nhựa trong tủ lạnh khi tháo ra bạn nên ngâm ngay vào nước xà phòng (hòa nước rửa bát với một chút nước ấm) để những vết bẩn cứng đầu dễ dàng cọ sạch sau đó. Khi rửa xong, úp chúng xuống cho ráo nước.
- Khu vực bên trong tủ:
Đối với khu vực bên trong tủ lạnh, ngoài nước tẩy rửa chuyên dụng, lau chùi bằng nước rửa bát pha loãng với nước ấm là một làm cách hiệu quả. Nhưng một số người sẽ không yên tâm vì cho rằng thực phẩm cất trong tủ sẽ hấp thụ lại. Vì vậy, nếu sử dụng nước rửa bát thì bạn phải lau lại nhiều lần bằng nước lọc sạch để tủ bớt mùi xà phòng.
Sau khi vệ sinh bằng dung dịch bạn lau khô bằng khăn sạch. Mở cửa tủ để tủ bay hết mùi và khô hẳn mới bắt đầu sắp xếp khay và thực phẩm vào tủ lạnh
- Khu vực bên ngoài: Mặt trước và mặt sau
Bạn đừng quên phần “ngoại thất” của tủ lạnh. Vẫn dùng hỗn hợp giấm trắng pha nước, dùng giẻ sạch lau chùi mặt ngoài của tủ. Hỗn hợp giấm trắng cũng rất an toàn với tủ lạnh làm bằng thép không gỉ
Bụi bẩn bám vào hệ thống điện đằng sau tủ chính là nguyên nhân khiến tủ bị xuống cấp nhanh chóng. Chú ý dùng chổi lông gà để phủi bụi đằng sau tủ lạnh để giúp máy chạy ổn định hơn.
- Thực phẩm:
Bạn "lọc" lại thực phẩm trước khi cho chúng vào tủ lạnh. Bạn nên loại bỏ những thực phẩm đã quá hạn sử dụng hoặc mở lắp mà lâu không sử dụng. Những thực phẩm như rau củ quả nên vệ sinh và để ráo nước trước khi cho vào tủ. Những thực phẩm như tươi sống cần cho vào hộp kín để mùi thực phẩm này không ám vào tủ.
Chú ý:
- Phải rút điện trước khi vệ sinh
- Lau khô tủ lạnh sau khi vệ sinh
- Không nên dùng quá nhiều chất tẩy rửa
- Vệ sinh tủ lạnh thường xuyên
- Có thể dùng cafe để tủ lạnh có mùi thơm.
Các tin khác
- Chính sách bảo hành máy giặt Toshiba (18/04/2016)
- Chính sách bảo hành máy giặt Sanyo (Aqua) (16/04/2016)
- Chính sách bảo hành máy giặt LG (12/04/2016)
- Hướng dẫn chi tiết cách bảo dưỡng điều hòa (09/04/2016)
- Bảo dưỡng điều hòa trước khi vào hè giá rẻ (05/04/2016)
- Tự kiểm tra gas điều hòa còn hay hết (26/03/2016)
- Hạng mục bảo hành máy giặt Panasonic (17/02/2016)
- Khác nhau giữa các loại ga điều hòa (01/12/2015)
- Đồ nghề cần thiết để sửa tủ lạnh bị sự cố điện (19/11/2015)
- Tiết kiệm điện cho tủ lạnh trong mùa đông (17/09/2015)
- "Xin anh đừng" chủ quan khi sử dụng bình nóng lạnh (01/09/2015)
- Bảo dưỡng bình nóng lạnh tại nhà giá rẻ: 70.000đ/máy (13/08/2015)
TIN TỨC MỚI NHẤT
- Bảo dưỡng điều hoà vào mùa, đừng để nước tới chân mới nhảy
- Công nghệ điều hòa mới với cảm biến hạt bụi nhỏ nhất
- Đội 1 - Văn Phú - Hà Đông
- Điều hòa giá rẻ LG V10APA- giải pháp tiết kiệm chi phí
- Điều hòa âm trần có gì hay
- Điểm lại thị trường điều hòa năm 2013
- Để sử dụng máy hút bụi hiệu quả và an toàn cho bạn
- Đánh giá các loại điều hòa hiện nay
- Yếu tố tác động đến quyết định chọn mua điều hòa
- Vì sao các gia đình cần bảo dưỡng điều hòa?
Tư vấn và hỗ trợ
Hotline: 0935 55 88 33 (Mr. Huy)
K1 Bách Khoa : 024. 629 608 39
C4 Thanh Xuân: 0916 013 566
39 Hai Bà Trưng : 0914 30 30 86
66 Cầu Giấy : 0915 828 492
329 Thụy Khuê : 0918 39 0289
600 Ngô Gia Tự : 024.629 610 53
Linh Đàm . 0975 437 959
16 Cát Linh : 0916 519 566
E3 Tập Thể 8/3 : 0917 528 566
133 Thái Hà : 0917 26 0289