1. Khiếu nại là gì?
Khiếu nại nghĩa là phàn nàn, trách móc hoặc khởi kiện. Khiếu nại nói lên thắc mắc của một chủ thể hoặc tập thể về những việc làm hay quyết định của một người có quyền hạn đối với một người khác. Đối tượng và phạm vi của khiếu nại phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể.
Khiếu nại là phàn nàn, thắc mắc
Khiếu nại theo nghĩa chung nhất là việc cá nhân hay tổ chức đề nghị cá nhân, tổ chức hay cơ quan nào đó xem xét, sửa chữa lại một việc làm mà họ cho là không đúng đắn, gây thiệt hại hoặc sẽ gây thiệt hại đến quyền, lợi ích chính đáng của họ và đòi bồi thường thiệt hại do việc làm không đúng gây ra.
2. Khiếu nại bảo hành, khiếu nại chính sách bảo hành là gì?
Khiếu nại bảo hành là việc cá nhân, tổ chức (phía người mua) đề nghị cơ quan (phía người bán) xem xét, sửa chữa hành vi hay quyết định mà họ đã thực hiện không đúng theo chính sách bảo hành đã quy định gây thiệt hại cho họ.
Khiếu nại bảo hành thường xảy ra trong phạm vi sử dụng đồ điện tử, điện máy
- Chủ thể khiếu nại: Cá nhân, tổ chức trực tiếp mua và sử dụng sản phẩm
- Dựa theo các văn bản: Chính sách bảo hành của từng đơn vị, theo luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Tìm hiểu: Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (LBVQLNTD)
3. Khi nào cần khiếu nại bảo hành?
Khi người dùng mua các thiết bị điện tử điện lạnh (điện thoại, tivi, tủ lạnh, điều hòa,...),các loại xe cộ,... trong quá trình sử dụng sản phẩm gặp sự cố "nội" (sản phẩm khuyến khuyết hoặc lỗi do nhà sản xuất) thì sẽ cần yêu cầu bảo hành từ phía cung cấp. Dựa theo chính sách bảo hành của từng đơn vị.
Khi nhận được hỗ trợ bảo hành, nếu thiết bị không được bảo hành theo đúng quy định hoặc phía người bán trốn tránh trách nhiệm, chậm trễ trong quá trình bảo hành cố tình kéo dài thời gian để thiết bị hết hạn bảo hành, thu phí sửa chữa quá cao,... tất cả các trường hợp bảo hành không làm hài lòng khách hàng đều có thể bị khách hàng gửi đơn khiếu nại.
Quyền lợi người tiêu dùng khi khiếu nại bảo hành
Đối với trường hợp thiết bị không bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài nhưng vẫn bị hỏng hóc vậy là do hàng hóa bị khuyết tật. Theo quy định của điều 22 luật BVQLNTD thì cá nhân, tổ chức kinh doanh sẽ phải có nghĩa vụ thu hồi lại hàng hóa có khuyết tật.
Trường hợp phía cung cấp không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình mà còn từ chối bảo hành cho khách hàng, có hành vi khiến thiết bị trở nên hỏng hóc nặng nề hơn thì dựa vào khoarn6,7 điều 8; điều 23; điều 24 của luật BVQLNTD thì người mua có quyền yêu cầu phía cung cấp bồi thường thiệt hại.
Người mua có thể yêu cầu bồi thường hoặc khởi kiện phía cung cấp
Khoản 1, điều 25 quy định: "Trường hợp phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích của nhiều người tiêu dùng, lợi ích công cộng thì người tiêu dùng, tổ chức xã hội có quyền yêu cầu trực tiếp hoặc bằng văn bản đến cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cấp huyện nơi thực hiện giao dịch giải quyết hoặc trong tình huống xấu nhất, bạn có thể đâm đơn ra tòa cấp huyện yêu cầu giải quyết."